Thông tin sản phẩm
• Chất liệu: khung kim loại, mặt kính
• Thiết kế: tinh tế, họa tiết đơn giản, nổi bật
• Kích thước: 30x40cm
• Màu sắc: vàng đỏ.
• Phong cách: Đơn giản, tinh tế.
Mỗi năm cứ qua rằm tháng chạm là người dân Việt ta lại rục rịch sắm sửa lễ vật cho ngày 23 tháng chạp – là ngày tết ông Công, ông Táo. Nhưng không phải ai cũng biết về sự tích Táo Quân và những điều thú vị về phong tục thờ Táo Quân này.
Ở bài viết này quý vị hãy cùng Mộc Gia Nguyễn chúng tôi tìm hiểu nhé!
23 tháng chạp các gia đình Việt sẽ sắm sửa vàng mã, quần áo cho Táo quân, các bà nội trợ còn lên thực đơn cho mâm cỗ, mua cá chép… Nhiều người rất rành rẽ về các thủ tục nghi lễ nhưng lại chưa rõ gốc tích của các vị thần này.
Ông Công ông Táo là ai?
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Các Ngài sẽ:
- Định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ.
- Ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
- Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.
Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo
Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.
Phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”.
Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Trong phong tục cúng ngày ông Công ông Táo, lễ vật cúng gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Quy trình cúng ông Công ông Táo: Đồ cúng phải đặt trong bếp và khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ..
Bài vị Định Phúc Táo Quân
Để việc thờ cúng ông Táo một cách bài bản, chỉn chu đúng theo văn háo của người Việt ta chúng tôi đã cho sản xuất một số mẫu bài vị để thờ cúng Táo Quân.
Mộc Gia Nguyễn chúng tôi đã cho ra rất nhiều bài vị với mẫu mã và kích thước khác nhau để phù hợp với tùng mục đích sử dụng của mỗi gia đình.
Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm tương tự tại đây. Click vào đây
Một số mẫu bài vị tại Mộc Gia Nguyễn
Hướng dẫn đặt hàng: Click tại đây
ĐẢM BẢO SỰ YÊN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG KHI MUA HÀNG. Bài vị gỗ hương đục nguyệt
– Shop Cam kết sản phẩm giống hình ảnh Mô tả (Hoàn lại tiền nếu sản phẩm không giống hình).
– Hình thức giao hàng: Giao hàng tại nhà, kiểm tra hàng trước khi ký nhận hàng
– Trong khi nhận hàng nếu khách hàng thấy sản phẩm không đúng như đã đặt, sản phẩm bị lỗi, sản phẩm bị hỏng hóc, vỡ dập… Quý khách hàng vui lòng phản hồi lại với Shop để được hỗ trợ.
– Đổi lại sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất
– Thời gian đổi lại là 07 (bảy) ngày.
– Mức hỗ trợ phí vận chuyển
– Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0978.162.199
– Độ bền trên 20 năm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.