Cửa võng là gì?
Cửa võng (còn được gọi là Y môn) là một phần đặc biệt trong bài trí không gian thờ tự linh thiêng, thường được đặt trước bàn thờ và ở giữa hoàng phi, câu đối.
Ý nghĩa
Ý nghĩa đặc biệt của Cửa võng chính là cánh cửa kết nối tâm linh, kết nối quá khứ và hiện tại… Cửa võng vốn là một khung cửa giả, chia ba phần, hai phần bên phải và trái được gắn liền vào đôi cột cái, sát với đôi câu đối, phần trên được gắn ngay bên dưới bức hoành phi.
Trong không gian thờ tự, cửa võng vừa như là ngăn cách vừa như là mở thông giữa hai thế giới thế tục và tâm linh, khi đứng trước cửa võng con người có ý thức dừng lại để chiêm bái và bày tỏ lòng thành kính, dâng lời nguyện cầu, ước vọng gửi tới đấng anh linh.
Chất liệu
Cửa võng thường được làm từ chất liệu gỗ Mít, gỗ Hương, gỗ Dổi, gỗ gụ về hình thức được trang trí bên trong khu vực phòng thờ và không gian thờ cúng. Cũng giống như bàn thờ, hoành phi, câu đối thì cửa võng cũng được chạm khắc tứ linh hoặc hoa văn cổ đối xứng.
Cửa võng đẹp nhất là khi được ở trong một không gian thờ cúng rộng rãi, kết hợp với hoành phi, câu đối để tạo nên không gian cân đối. Không gian thờ cúng nhỏ, hẹp thì quý vị nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn lắp của võng. Bởi không gian nhỏ khi lắp cửa võng lên sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ.
Cửa võng xuất hiện phần lớn trong gian thờ nhưng diện tích thờ cúng phải cao và rộng rãi thì lắp cửa võng mới đẹp.
Không gian thờ tự uy nghi
Không gian thờ có lắp đặt cửa võng tạo sự uy nghi, trang nghiêm và cổ kính hơn nhiều so với không gian thờ thông thường. Cửa võng được dùng nhiều ở nhà thờ họ, nhà thờ tổ tiên, đền, chùa, miếu phủ…
Vị trí lắp đặt những mẫu cửa võng đẹp thường được thấy là ở phía trước bàn thờ, chính giữa phía trên 2 cột nhà hoặc 2 bức vách. Chúng tạo thành hình võng xuống sao cho người phía dưới không với tới, nhưng cũng không cao quá (thường chúng được treo cách trần 50 – 70cm). Kích thước cửa võng được thiết kế sao cho cân đối với lối ra cửa phòng thờ, đình, chùa,…
Cửa võng thờ là sản phẩm trang trí xung quanh ban thờ, gồm các cánh cửa chính và cửa hậu ở hai bên. Cửa võng đục chạm tứ quý và tứ linh có ý nghĩa 4 mùa đều may mắn và hạnh phúc trong năm. Lưu đến cho con cháu đời sau biết được ý nghĩa.
Ngoài ra hình ảnh võng thờ được sơn thon thếp vàng tạo được sự sang trọng, thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với ông bài tổ tiên. Người bước vào khu vực phòng thờ sẽ đứng trước cửa cong khoảng 20cm nhằm thực hiện nghi lễ trước gia tiên.
Để hoàn thiện một bộ cửa võng sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1: khảo sát và tư vấn.
Nhân viên của Mộc Gia Nguyễn chúng tôi sẽ đến nhà khảo sát, đo đạc và tư vấn tới khách hàng về các mục như sau:
- Kích thước cân đối kích thước của cửa võng làm sao hài hòa với không gian thờ cúng và đảm bảo theo thước lỗ ban
- Kiểu dáng, mẫu mã: giới thiệu cho khách hàng các mẫu cửa võng đẹp, phù hợp.
- Chất liệu. cửa võng cũng giống như các sản phẩm đồ thờ khác, đều được làm chủ yếu bằng gỗ mít. Ngoài gỗ mít thì cũng có một số loại gỗ khác được sử dụng khá phổ biến là gỗ Dổi và gỗ Gụ, gỗ Hương.
- Màu sắc: dựa trên màu sắc thực tế tại không gian thờ cúng và nhu cầu của khách hàng sẽ đi đến thống nhất về mầu sắc.
- Cửa võng có thể để sơn PU, dát vàng hay sơn son thếp vàng tùy theo nhu cầu và phong cách bài trí không gian thờ của mỗi gia đình.
- Báo giá hoàn thiện cho khách.
Giai đoạn 2:
Lên mẫu dựa trên việc khảo sát và thống nhất với gia chủ
Giai đoạn 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Chọn và phân loại gỗ. Khi chuẩn bị nguyên liệu chính, thợ sẽ pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm, đảm bảo được hình khối đã phác thảo.
Chạm khắc và tạo hình: quá trình này người thợ khắc phải hết sức khéo léo, cẩn trọng. Dựa trên bản phác thảo ban đầu người nghệ nhân sẽ dựng các hoa văn, chi tiết trên gỗ. Lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.
Giai đoạn 4. Hoàn thiện
Qua các giai đoạn trên lúc này sản phẩm cũng đã thành hình. Nhưng vẫn còn thô, chưa đạt được tính thẩm mỹ. Vì vậy nên người nghệ nhân cần chà nhẵn từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Mọi điểm trên sản phẩm sẽ được trau chuốt thật kỹ càng.
Giai đoạn 5: Sơn và hoàn thiện sản phẩm
Khi sản phẩm đạt yêu cầu về độ nhẵn, mịn sẽ được sơn và hoàn thiện. Sơn chung tôi sử dụng để hoàn thiện sản phẩm này là sơn PU cao cấp. Bảo vệ cho sản phẩm không bị cong vênh hay mối mọt. Vàng lá Đài Loan cao cấp là sự lựa chọn hoàn hảo cho sản phẩm này.
Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, Mộc Gia Nguyễn sẽ sắp xếp để giao nhận và lắp đặt tại công trình, tư gia của khách hàng.
Bài viết mới cập nhật
Cúng Giao Thừa Chuẩn Phong Thủy: Bí Quyết Đón Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
Đêm giao thừa, khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và ...
Những Điều Kiêng Kỵ Và Mẹo Thu Hút May Mắn Trong Đêm Giao Thừa
Đêm giao thừa, khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và ...
Cúng Ông Công, Ông Táo: Nghi Thức Và Những Điều Cần Lưu Ý
Lễ cúng Ông Công, Ông Táo là một trong những nghi ...
Tranh Chữ Gỗ: Khi Ngôn Từ Biến Thành Nghệ Thuật
Tranh chữ gỗ là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ ...