Phụ kiện thờ cúng, vật phẩm tâm linh là những vật phẩm không thể thiếu trên mỗi ban thờ của gia đình Việt. Từ chiếc bát hương, lọ cắm hoa, mâm bồng, chén nước.v.v.v đều rất quan trọng và cần thiết.
Đồ thờ bằng gốm sứ không chỉ đẹp, trang nhiêm mà còn phần nào đó thể hiện được sự tôn trọng với thần linh, các bậc gia tiên, tiền tổ…những người đã mất.
Phụ kiện thờ cúng là gì?
Phụ kiện thờ cúng chính là các vật phẩm dùng cho việc thờ cúng, hành lễ với gia tiên, thần phần, người đã khuất. Những sản phẩm thuộc nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ bao đời.
Bộ đồ thờ bằng gốm sứ được dùng cho mục đích thờ cúng. Chúng thường được các nghệ nhân chế tạo theo từng bộ riêng biệt với các kích thước và chi tiết khác nhau.
Dòng đồ thờ cúng này hiện nay được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Lựa chọn đồ thờ cúng để sử dụng và trưng bày luôn được nhiều gia đình quan tâm chú trọng.
Bởi người Việt có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, thờ cúng không chỉ là nét đẹp văn hoá mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Vì vậy, lựa chọn những độ đồ thờ bằng sứ Bát Tràng luôn thể hiện được lòng thành kính cao nhất cho gia chủ.
2. Bộ đồ thờ đơn giản có những gì?
Một bộ đồ thờ gốm sứ sẽ bao gồm rất nhiều loại phụ kiện đồ thờ khác nhau. Tùy thuộc kích thước ban thờ, nhu cầu thờ cũng của gia chủ mà quý vị sắm sửa các món đồ thờ với số lượng và nhiều chi tiết hơn. Dưới đây là chi tiết cơ bản mà một bàn thờ nên có:
- Bát hương
- Mâm bồng: Đựng hoa quả, bánh trái
- Lọ cắm hoa: 1 hoặc 2 lọ
- Ống cắm hương: Có thể có 1 ống hoặc 2
- Chóe thờ: Dùng đựng gạo, nước, muối và thường có 3 choé
- Kỷ chén: Có loại 3 chén, 5 chén.
Đối với bàn thờ nhỏ thì nên tối ưu các vật phẩm như trên là đủ.
Bộ đồ thờ thường được bày biện ở đâu?
Bộ đồ thờ gốm sứ dùng để thờ cúng vì vậy mà những món đồ này thường được sự dụng ở những nơi thờ cúng trang nghiêm như:
-
Bàn thờ thần phật:
Thờ phật, bồ tát,… rất nhiều người cũng sử dụng đồ gốm sứ để hiện lòng tôn kính nhằm cầu mong bình an, hạnh phúc, ấm no.
-
Bàn thờ gia tiên, thổ công trong gia đình:
Hầu hết gia đình Việt hiện nay đều có một bàn thờ trong nhà, trừ một số gia đình theo đạo Thiên Chúa.
-
Đồ thờ cúng gốm sứ dùng trong đình, chùa, đền, miếu, phủ.v.v.
Đình, chùa, đền ở nước ta sử dụng rất nhiều đồ thờ cúng bằng gốm sứ. Tuỳ thuộc không gian chùa mà mỗi nơi mà sử dụng các kích thước, hoa văn khác nhau.
-
Sử dụng tại ban thờ thần tài, thổ công, táo quân.
Sứ, nguyên liệu truyền thống.
Sứ là một loại vật liệu tự nhiên từ đất sét, đã được sử dụng trong nghệ thuật và thủ công từ hàng ngàn năm trước đây. Sứ không chỉ có tính năng bền, đẹp và chống nhiệt, mà còn được trọng dụng với giá trị tượng trưng và tinh thần. Đây là lý do tại sao sứ thường được sử dụng để tạo ra các phụ kiện thờ cúng.
Các phụ kiện thờ cúng bằng sứ thường có thiết kế trang nghiêm và tinh tế. Chúng mang trong mình sự tôn trọng và lòng kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Sứ được làm thủ công cẩn thận để tạo ra các chi tiết tinh xảo và tượng trưng.
Đặc điểm và ưu điểm của phụ kiện thờ cúng bằng sứ:
a. Dễ dàng bảo quản: Sứ dễ dàng vệ sinh và bảo quản, giúp duy trì vẻ đẹp và tính trạng của các phụ kiện thờ cúng trong thời gian dài.
b. Tính cách biệt: Sứ cho phép các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm độc đáo và cá nhân hóa, phản ánh cá tính và tâm hồn của gia đình thờ cúng.
c. Tương trợ tâm linh: Sứ không chỉ là một vật trang sức, mà còn mang theo giá trị tâm linh. Sự sắc sảo và tinh tế của sứ có thể giúp tăng cường sự tập trung và tôn kính trong các buổi lễ cúng.
Ý nghĩa phong thủy
Gốm sứ được làm từ đất nung. Đất thuộc hành thổ trong ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Sự kết hợp hài hòa của ngũ hành tương sinh giúp tạo tương sinh, chiêu vượng khí tốt cho không gian thờ cúng trong mỗi gia đình.
Phụ kiện thờ cúng bằng sứ không chỉ là các vật phẩm thờ cúng trang trọng mà còn là biểu tượng của lòng thành kính và tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh.
Với sự trang nghiêm, các phụ kiện thờ cúng bằng sứ không chỉ thể hiện sự kính trọng mà còn làm cho không gian thờ cúng trở nên thanh tịnh và lôi cuốn.
Chúng ta nên tự hào về nghệ thuật và thủ công truyền thống này và tiếp tục duy trì sự kính trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các nghi lễ quan trọng.
Bài viết mới cập nhật
Những Điều Cần Kiêng Kỵ Khi Thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Việc thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là Cửu Huyền Thất ...
Tranh Cửu Huyền Thất Tổ: Ý Nghĩa Tâm Linh Và Phong Thủy Cho Không Gian Thờ Cúng
Trong văn hóa tâm linh người Việt, tranh Cửu Huyền Thất ...
Khám Phá Ý Nghĩa Sâu Xa Của Phong Tục Thả Cá Chép Trong Ngày Tết
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam cùng ...
Kỷ Gỗ Là Gì? Tìm Hiểu Về Kỷ Gỗ Và Công Dụng Tuyệt Vời
Kỷ gỗ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, ...